ỨNG DỤNG MÓNG KIM CƯƠNG VÀO CÁC CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI TRỌNG NHỎ

Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một loại móng mới được gọi là “móng kim cương” và ứng dụng nhiều ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu về ứng dụng của loại móng này trong thực tiễn và lý thuyết tính toán. Dựa trên kiến thức nền móng, chúng tôi đã tạo ra loại móng này và xây dựng trình tự tính toán, kiểm toán và thử tải. Chúng tôi đã so sánh khả năng chịu tải của móng kim cương với móng nông để chứng minh tính khả thi của nó.

Móng kim cương đã được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, trong các công trình xây dựng cầu nhỏ, công trình nhà cửa, các công trình tạm, và các con đường trong khu du lịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đề tài móng kim cương vẫn còn rất mới và chưa có công trình nào nghiên cứu hoặc ứng dụng loại móng này vào thực tế hoặc lý thuyết tính toán. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thiết kế “móng kim cương” sao cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan, điều kiện xây dựng, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là giá thành và thời gian thi công. Từ những yêu cầu đó, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải nghiên cứu và đưa loại móng này vào áp dụng thực tiễn trong công tác thiết kế và thi công một cách sớm nhất có thể.

Kết cấu hệ thống móng kim cương

Các vật liệu thông thường được sử dụng cho móng kim cương bao gồm thép, bê tông và ống thép không rỉ. Trong trường hợp sử dụng bê tông, cần sử dụng bê tông có độ cứng cao để đảm bảo tính bền cho khối móng kim cương trong quá trình sử dụng và đặc biệt trong quá trình thi công. Mác bê tông cần được chọn từ 300 trở lên. Đối với ống thép, do nó được đặt trong đất và chịu ảnh hưởng của oxi hóa, cần sử dụng ống thép được mạ kẽm hoặc crôm để ngăn ngừa sự ăn mòn và phá hoại. Trên thị trường hiện nay, có nhiều công ty phân phối ống thép mạ kẽm với nhiều kích cỡ và chiều dày khác nhau.

Thép đặt trong khối móng kim cương thường được bố trí theo dạng vòng khép kín và có thể sử dụng thép có đường kính nhỏ để thiết kế thuận tiện cho việc gia công. Chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào người thiết kế và hệ liên kết với kết cấu phía trên bao gồm một phần khối móng kim cương và hệ liên kết với kết cấu phía trên. Các phương pháp liên kết này bao gồm liên kết sử dụng bảng mã, bát một phương, bát hai phương hoặc có thể là cốt chờ. Bulông kết hợp với bảng mã thích hợp được sử dụng cho các công trình nhà xưởng, nhà kho và khi sử dụng cột thép. Đối với các nhà công nghiệp lắp ghép, phương pháp này giúp rút ngắn thời gian thi công và đơn giản hóa quá trình thi công.

Ống thép được sản suất từ thép cường độ cao 350-450M Pa, ống thép mạ kẽm có nhiều quy cách, đường kính từ D21, 27, 34, 42, 49, 60, 76, 90, 114, 168, 219 và nhiều kích cỡ khác, với chiều dày từ0.9mm đến 5mm

Tính toán khả năng chịu lực của móng kim cương

Xem tại tài liệu gốc đính kèm cuối bài viết

Thử tải của móng kim cương

Địa điểm: Công trình xây dựng cơ sở 6 Trường Đại học Lạc Hồng (trước kia có tên là công trình Ký túc xá Trường Đại học Lạc Hồng), đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.

Địa chất: bản địa chất khu vực khảo sát có độ sâu 20m, gồm 5 lớp đất. Lớp đất thứnhất có chiều dày 3.2m, có lực dính c=24.3 (kN/m2), góc nội ma sát φ=17001’, trọng lượng riêng tự nhiên γ=18.7 (kN/m3), trọng lượng riêng khô γ=14 (kN/m3), sử dụng bê tông cấp B30, mực nước ngầm ởđộ sâu 6m

thu tai mong kim cuong

Tiến hành thử tải cho khối móng kim cương có kích thước phần bê tông 35x35x35cm, với 4 ống thép có chiều dài là 1250 mm, đường kính ngoài 42 mm, đường kính trong 38mm.Tiến hành công tác thử tải.

Bước 1: Xác định vịtrí thử tải và tim móng.

Bước 2: Dùng xẻng đào đất tới độ sâu Df độsâu đặt móng Df= 20 (cm).

Bước 3: Đặt khối móng kim cương vào vị trí kiểm tra sao cho khối móng không bịđặt lệch và nghiêng, lấp đất chặt xung quanh phần móng được chôn dưới đất.

Bước 4: Đưa ống thép vào các lỗ của móng kim cương. Dùng búa tạ đóng các cọc xuống tới khi khoảng cách còn lại của ống thép là 5cm thì dừng lại.

Bước 5: Tiến hành lắp hệ thống đo độ lún và tạo mặt phẳng trên móng kim cương để đặt tải trọng.Công việc đặt tải trọng phải được thực hiện an toàn. Đặt tải phải đúng trọng tâm, chính xác, đảm bảo an toàn khi thử tải. Công việc quan sát và ghi nhật ký phải được kiểm tra liên tục trong suốt quá trình thử tải.

Bước 6: Tiến hành chất tải. Dùng cần cẩu để chất tải lên móng kim cương. Tiến hành chất tải từ từ rồi quan sát chuyển vị theo phương đứng. Do điều kiện thử tải có hạn nên ta chỉ thử tải với tải trọng nén đúng tâm.

Đánh giá kết quả nghiên cứu

Chúng tôi đã sử dụng mô phỏng hình dáng và thực nghiệm so sánh thực tế để chỉ ra những ưu điểm của móng kim cương so với các công trình móng khác. Kết quả tính toán và so sánh cho thấy rằng khả năng chịu tải của móng kim cương được xác định bằng bốn cọc thép đường kính 40mm, dài 1250mm, tương đương với kích thước móng nông bê tông cốt thép có kích thước 0.8×1.0m và chôn sâu 0.5m. Tuy nhiên, điểm hạn chế của vấn đề này là do kinh phí và thời gian có hạn, vì vậy chưa được kiểm chứng nhiều trong thực tế và trong quá trình vận hành. Móng kim cương nên được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ như nhà gỗ, cầu bộ hành kết cấu bên trên sử dụng vật liệu gỗ hoặc thép, nhà tạm, nhà xưởng. Giới hạn tải trọng của công trình phụ thuộc vào kích thước của ống thép và hồ sơ địa chất của đất nền. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình, cần nghiên cứu thêm về khối móng quy ước và tính bền cho khối bê tông. Ngoài ra, tiếp tục thực nghiệm và quan sát quá trình sử dụng thực tế để đưa ra hệ số điều chỉnh tải trọng cần được thực hiện.

Tài liệu gốc: ỨNG DỤNG MÓNG KIM CƯƠNG VÀO CÁC CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI TRỌNG NHỎ

Trả lời